[Review] Cách nặn mụn dưới da đúng cách và hiệu quả ngay tại nhà

Mụn không chỉ biểu thị cho trình trạng sức khỏe giảm sút mà còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ khiến cho chúng ta trở nên tự ti, ngại giao tiếp với mọi người xung quanh. Nhiều người sẽ lựa chọn cách nặn chúng đi tuy nhiên không phải ai cũng biết cách nặn. Trong bài viết này, hãy cùng Newtech Pharm tìm hiểu cách nặn mụn dưới da an toàn, hiệu quả nhé.

1. Mụn là gì? Tại sao phải nặn mụn?

Mụn là một loại bệnh lý da liễu mạn tính thường gặp nhiều ở những người trong độ tuổi dậy thì do thay đổi hormone sinh dục hoặc ở những người vệ sinh da không đúng cách gây nên tình trạng bít tắc lỗ chân lông, từ đó hình thành nên mụn.

Tại sao phải nặn mụn
Tại sao phải nặn mụn

Mụn xuất hiện chủ yếu ở vùng da tiết nhiều dầu như mặt (trán, 2 má, cằm), lưng, ngực…Và có thể tự khỏi khi đến một độ tuổi nào đó nhưng đa số chúng ta phải điều trị thì mới khỏi. Nếu không điều trị đúng cách sẽ để lại sẹo hoặc là vết thâm, cụ thể hơn sẹo hay vết thâm chính là hậu quả của nặn mụn không đúng cách.

Nặn mụn hay còn được gọi với cái tên khác là lấy nhân mụn. Nhân mụn có thể hiểu đơn giản là chất bã nhờn tích tụ gây bít tắc lỗ chân lông hoặc là mủ chứa xác vi khuẩn, bạch cầu thực bào.

Một khi nhân mụn xuất hiện thì bắt buộc chúng ta phải loại bỏ nó khỏi da thì tình trạng mụn mới giảm. Khi lấy nhân mụn thì tác nhân gây viêm nhiễm tại chỗ được loại bỏ, áp lực trong lỗ chân lông sẽ giảm khiến cho tình trạng viêm của mụn giảm dần và khỏi. Đó là nguyên do vì sao chúng ta phải nặn mụn trong khi điều trị.

2. Có những loại mụn dưới da nào được phép nặn?

Theo cơ chế bệnh sinh và biểu hiện của tổn thương mụn được chia làm hai loại chính là mụn viêm và mụn không viêm:

  • Mụn không viêm: là giai đoạn đầu của quá trình hình thành nên mụn trứng cá, là những tổn thương nhỏ. Tùy theo sự phát triển của tổn thương này mà mụn sẽ trở thành nhân mở hoặc nhân đóng. Từ đây mụn không viêm chia làm hai loại đó là mụn đầu đen và mụn đầu trắng.
  • Mụn đầu đen: là nhân mở có các điểm đen tương ứng với sự tích tụ chất sừng và các sợi sắc tố ở bên trong và do chất bã cô đặc lại bị oxy hóa. Mụn đầu đen có kích thước khoảng 1 mm ở giữa có lỗ nhỏ, ở trong lỗ có 1 điểm đen (nhân mở), mụn mọc chủ yếu ở khu vực có nhiều dầu nhờn như là hai bên cánh mũi, gò má.
  • Mụn đầu trắng: là nhân đóng có đường kính khoảng vài mm nằm dưới da màu trắng ngà, Mụn phân bố rải rác ở vùng trán và nhỏ như đầu đinh ghim, có một số mụn khó nhìn thấy bằng mắt thường, sờ có cảm giác nổi gồ lên dưới tay.
  • Mụn viêm: Đặc trưng bởi hiện tượng viêm của các nhân mụn có sẵn, do vi khuẩn P.Acnes gây ra nên tình trạng viêm bội nhiễm. Các nốt mụn viêm xuất hiện: được chia làm hai loại đó là mụn mủ và mụn bọc.
  • Mụn mủ: nằm gần sát bề mặt da, ở giữa có 1 bọc mủ chứa xác vi khuẩn và tế bào bạch cầu đến để làm nhiệm vụ thực bào, biểu hiện của mụn mủ là viêm nhẹ viền xung quanh mụn và đau.
  • Mụn bọc: nằm sâu dưới da, có màu đỏ, sờ thấy sẩn cứng nổi lên, không nhìn thấy nhân mụn, kích thước mụn khoảng 2-3 mm. Đây là loại mụn đau và khó điều trị nhất trong tất cả các loại mụn.

Theo sự khuyến cáo của các bác sĩ da liễu, chúng ta chỉ nên nặn mụn đầu đen và mụn đầu trắng, đặc biệt là khi tự nặn ở nhà không đến các cơ sở y tế. Không nên nặn mụn bọc bởi vì mụn bọc nằm sâu dưới da nếu trong quá trình tác động không đúng cách, cẩn thận có thể để loại sẹo lõm, nặng hơn có thể gây nhiễm khuẩn, liệt mặt hoặc thậm chí là tử vong. Vì vậy chúng ta cần xác định đúng loại mụn trước khi nặn để đảm bảo an toàn cho bản thân cũng như người nặn mụn.

3. Các dụng cụ hỗ trợ dùng để nặn mụn

Hiện nay, trên thị trường đang phổ biến loại que nặn mụn hai đầu, một đầu có vòng tròn rỗng dùng để dùng lực dồn đẩy mụn ra, một đầu còn lại là đầu nhọn dùng để tạo lỗ cho mụn thông với môi trường, tạo đường ra cho nhân mụn.

Các dụng cụ hỗ trợ dùng để nặn mụn
Các dụng cụ hỗ trợ dùng để nặn mụn

Với những nốt mụn có lỗ nhưng nhân không ra được vì lỗ quá nhỏ thì có thể dùng đầu nhọn để tăng kích thước lỗ thông giúp dễ dàng đẩy nhân mụn ra ngoài. Que nặn mụn này thường được làm bằng nguyên liệu là inox, cứng, chắc, không rỉ, có thể được tái sử dụng nhiều lần nhưng với điều kiện phải sát khuẩn cẩn thận sau mỗi lần sử dụng.

Ngoài que nặn mụn hai đầu ra còn 1 số dụng cụ hỗ trợ khác như là kim chích máu để chích tạo lỗ cho mụn, que tăm bông nhằm đẩy nhân mụn ra khỏi mụn và làm sạch lỗ chân lông sau khi đẩy nhân mụn ra ngoài, nhíp gắp mụn… tuy nhiên những loại dụng cụ này thường phù hợp với mỗi loại mụn khác nhau, không thông dụng như que nặn mụn 2 đầu nên ít được sử dụng hơn.

4. Như thế nào là nặn mụn dưới da đúng cách?

Nặn mụn dưới da đúng cách là lấy nhân mụn dưới da bằng cách tạo lỗ rò từ mụn ra môi trường rồi sử dụng một lực cơ học từ bên ngoài tác dụng vào mụn để đẩy nhân mụn ra bên ngoài. Lực cơ học có thể xuất phát từ tay hoặc là tác động lên mụn thông qua các dụng cụ trợ giúp như là tăm bông, kim chích máu, dụng cụ nặn mụn 1 đầu nhọn, 1 đầu tròn có lỗ.

Sau khi nhân mụn trồi ra bên ngoài, phải dùng bông vô khuẩn lấy nhân mụn ra khỏi bề mặt da để tránh tình trạng nhiễm khuẩn sang các vùng da lành xung quanh.

5. Cách nặn mụn dưới da?

Để nặn mụn dưới da an toàn, đảm bảo tình trạng vô khuẩn và hiệu quả cao thì mọi người nên nặn mụn vào ngày nghỉ để hạn chế việc đi ra ngoài đường khiến cho vi khuẩn, bụi bẩn bám vào vùng da đang bị tổn thương và phải tuân thủ đúng theo trình tự sau đây:

Bước 1. Làm sạch tay

Rửa tay theo quy trình 6 bước của bộ y tế bằng xà phòng để loại bỏ hết vi khuẩn và bụi bẩn bám ở trên tay. Sau đó rửa sạch lại bằng nước sạch, giữ tay khô.

Bước 2. Vệ sinh da mặt

Tẩy trang: Dùng bông tẩy trang thấm ướt nước tẩy trang (một số loại nước tẩy trang có hiệu quả được mọi người tin dùng là: Bioderma, Loreal, Simple, Laroche Posay…) lau nhẹ nhàng lên mặt để lấy đi hết bụi bẩn, dầu nhờn bám trên da. Sau đó dùng miếng bông tẩy trang khác lau khô nước tẩy trang còn đọng lại trên da.

Vệ sinh da mặt
Vệ sinh da mặt

Sữa rửa mặt: Thấm ướt hai tay và mặt bằng nước sạch. Lấy một lượng sữa rửa mặt bằng hạt đậu ra lòng bàn tay. Xoa hai tay vào nhau tạo bọt rồi massage nhẹ nhàng lên mặt trong vòng 3 phút để làm sạch da. Rửa lại bằng nước sạch. Lau khô mặt.

Tẩy da chết: Lấy một lượng kem tẩy da chết vừa đủ chấm vào 5 điểm trên mặt: trán, mũi, cằm và hai má. Massage nhẹ nhàng với kem tẩy da chết trong vòng 5 phút. sau đó rửa sạch mặt với nước. Lau khô da.

Bước 3: Xông hơi và hút dầu, bã nhờn thừa trên da

Xông hơi bằng tinh dầu sả hoặc chanh trong vòng 10- 15 phút để làm giãn nở lỗ chân lông. Giúp cho việc lấy nhân mụn ra một cách dễ dàng và hạn chế sự tổn thương vào các lớp sâu của da.

Sau khi xông hơi xong các bạn bạn có thể dùng máy hút để hút hết phần dầu cũng như bã nhờn thừa trên da được tiết ra trong quá trình xông hơi. Nếu không máy hút dầu thừa có thể bỏ qua bước này. Chỉ cần dùng bông tẩy trang lau khô mặt là được.

Bước 4. Sát khuẩn

Đây là một bước rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả điều trị sau nặn mụn. Bạn có thể lấy găng tay y tế đeo vào. Sát khuẩn ngón tay, lòng bàn tay và dụng cụ nặn mụn bằng povidine hoặc là betadine. Để khô. Tuyệt đối, chống chỉ định dùng tay không để nặn mụn. vì trên da tay của chúng ta có những vi khuẩn tiềm tàng bám ở đó như là bám ở kẽ ngón tay, kẽ các móng tay. Vì vậy khi dùng tay không để nặn không kiểm soát được tình trạng nhiễm khuẩn vào các tổn thương làm cho tình trạng viêm nhiễm trên da trở nên nặng hơn.

Dùng bông gòn y tế thấm dung dịch sát khuẩn (Povidine hoặc Betadine) Lau một lượt trên da mặt theo trình tự từ trên xuống dưới từ trong ra ngoài. Sau đó dùng một miếng bông khác lau lại theo trình tự như trên

Bước 5. Nặn mụn

Cách 1. Dùng que nặn mụn:

  • Đối với mụn đầu trắng: Sát khuẩn lại từng nốt mụn, nặn nốt mụn nào thì sát khuẩn nốt mụn ấy. Dùng đầu nhọn của que nặn mụn chích vào nốt mụn để tạo một đường rò cho nhân mụn từ đường rò ấy đi ra ngoài. Dùng đầu còn lại của que nặn mụn là đầu có hình tròn rỗng đặt vào trên nốt mụn sao cho nốt mụn nằm chính giữa lỗ tròn. Dùng 1 lực nhẹ nhàng, dứt khoát nhấn mạnh các bờ của nốt mụn để đẩy nhân mụn trồi lên khỏi da. Dùng bông gòn y tế lau sạch nhân mụn và máu chảy ra.
Dùng que nặn mụn
Dùng que nặn mụn
  • Đối với mụn đầu đen: Sát khuẩn lại từng vùng da bị mụn đầu đen bởi vì mụn đầu đen mọc rải rác cạnh nhau theo từng vùng. Chỉ cần dùng đầu tròn của que nặn mụn. Đặt đầu tròn của que nặn mụn sao cho lỗ mụn có điểm đen của mụn đầu đen ở chính giữa. Dùng lực ở tay ấn nhẹ nhàng vào cán que lấy mụn để tác động lên các bờ của mụn đầu đen. Nhân mụn đầu đen sẽ từ từ được đẩy ra ngoài. Lấy nhân mụn ra khỏi bề mặt của da.

Cách 2. Dùng kim chích máu và tăm bông vô khuẩn

Cũng tương tự như cách 1 chia ra hai loại để nặn

  • Đối với mụn đầu trắng: Sát khuẩn lại từng nốt mụn, nặn nốt mụn nào thì sát khuẩn nốt mụn ấy. Dùng kim chích máu chính vào đầu nốt mụn để tạo một đường rò cho nhân mụn từ đường rò ấy đi ra ngoài. Dùng 2 que tăm bông, tạo thành hình chữ V đỉnh là nốt mụn. Dùng lực ép hai bờ của nốt mụn theo chiều từ dưới lên trên để đẩy nhân mụn ra ngoài. Dùng bông gòn y tế lau sạch nhân mụn và máu chảy ra.
  • Đối với mụn đầu đen: Sát khuẩn lại từng vùng da bị mụn đầu đen bởi vì mụn đầu đen mọc rải rác cạnh nhau theo từng vùng. Dùng 2 que tăm bông, tạo thành hình chữ V đỉnh là nốt mụn. Dùng lực ép hai bờ của nốt mụn theo chiều từ dưới lên trên để đẩy nhân mụn ra ngoài. Dùng bông gòn y tế lau sạch nhân mụn đầu đen trồi lên khỏi ra. Nếu chỉ trồi được một nửa thì dùng nhíp gắp mụn gắp mụn đầu đen ra khỏi bề mặt da.

Bước 6: Sát trùng sau nặn

Dùng bông gòn y tế thấm cồn sát khuẩn, lau lại một lượt vùng da mặt theo trình tự từ trong ra ngoài theo hình xoáy trôn ốc rồi để khô.

6. Chăm sóc da như thế nào sau khi nặn mụn?

Khi chúng ta nặn mụn đã vô tình khiến cho da bị tổn thương và hình thành vết thương hở. Là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn có thể xâm nhập được vào cơ thể và gây bệnh. Không thể đảm bảo quá trình nặn mụn là vô khuẩn hoàn toàn vì vậy bước làm sạch da sau nặn mụn là quan trọng và cần được lưu tâm.

Chăm sóc da sau khi nặn mụn
Chăm sóc da sau khi nặn mụn

Trong vòng 24 giờ sau nặn mụn không được sử dụng chất tẩy rửa để rửa mặt và các mỹ phẩm skincare hàng ngày cũng như không được đắp mặt nạ. Chỉ đến khi bề mặt của các tổn thương se lại mới được sử dụng những sản phẩm có tác dụng đẩy nhanh quá trình lành vết thương và ngăn chặn quá trình hình thành sẹo, vết thâm. Trong thời gian này, chỉ được dùng bông y tế thấm nước muối sinh lý (NaCl 0.9 %) lau nhẹ nhàng lên mặt, cách 6 giờ lau 1 lần để làm sạch da và loại bỏ bụi, vi khuẩn bám vào.

Bắt đầu từ ngày thứ 2 là các bạn có thể sử dụng sữa rửa mặt để rửa và làm sạch da kể cả vùng da mới nặn mụn còn sưng đỏ. Tuy nhiên, nên lưu ý rằng các bạn cần phải lựa chọn các loại sữa rửa mặt có nồng độ pH trung bình, khoảng 5.0 để đảm bảo an toàn cho làn da nhạy cảm. Không nên sử dụng sản phẩm có tính kích ứng da mạnh, đặc biệt là các loại sữa rửa mặt có độ pH quá cao.

Nên sử dụng các sản phẩm dưỡng da chứa thành phần có tác dụng hỗ trợ, thúc đẩy quá trình lành vết thương và tinh chất phục hồi da như Vitamin B5, Hyaluronic acid,… và các sản phẩm làm dịu da.

Không được sử dụng những sản phẩm có chứa nồng độ Vitamin C quá cao trong giai đoạn tổn thương da chưa liền vì sẽ dễ làm cho da bị kích ứng và viêm, lâu hồi phục.

Sau khi nặn mụn khoảng 4- 5 các bạn ngày nên kết hợp thêm với các sản phẩm mang tính chất điều trị mụn để ngăn ngừa vấn đề hình thành nhân mới trong vết mụn cũ hoặc hình thành mụn mới. Có thể sử sự một số sản phẩm dược mỹ phẩm như: Retinoid, Tretinoin obagi.

Sau khoảng 7- 10 ngày khi vết thương đã liền và đóng vảy có thể sử dụng những sản phẩm chứa vitamin C và vitamin E để ngăn chặn quá trình tăng sắc tố, ức chế quá trình hình thành vết thâm như: CC Melano, Hiruscar Post Acne, Klirvin, Paula’s Choice Resist Radiance.

Đi ra ngoài phải sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF cao (nên chọn các loại kem có chỉ số chống tia UVA trên 50 để duy trì hiệu quả điều trị), đeo khẩu trang, che chắn vùng da mới nặn mụn cẩn thận. Sau khi về đến nhà phải làm sạch da bằng nước muối sinh lý hoặc các loại dung dịch sát khuẩn thông dụng. Có thể sử dụng thêm một số sản phẩm làm dịu da để da phục hồi tốt hơn.

7. Những lưu ý chăm sóc da sau khi nặn mụn

  • Tuyệt đối không được đưa tay lên mặt sờ mụn và cạy mụn làm như vậy sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn đi vào trong vết mụn, ngoài ra cạy mụn là nguyên nhân hình thành nên sẹo lõm sau khi khỏi mụn. Khi bị sẹo lõm thì việc điều trị sẽ càng nan giải hơn.
  • Vệ sinh da sạch sẽ hàng ngày: thời gian đầu sau khi nặn mụn các bạn chưa nên tẩy da chết cho da nhưng vẫn phải đảm bảo các bước làm sạch da cơ bản như tẩy trang, rửa mặt,… những ngày sau đó khi da dần ổn định mới duy trì tẩy da chết cho da.
  • Không sử dụng các mỹ phẩm bôi có chứa thành phần corticoid.
  • Bên cạnh những lưu ý về cách dưỡng da thì mọi người cũng cần phải kết hợp với chế độ ăn uống cân bằng và thói quen sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý để dự phòng mụn mọc trở lại. Trong chế độ ăn, đặc biệt không ăn những thức ăn gây sẹo lồi như là: rau muống, thịt bò, trứng gà, hải sản.
  • Không sử dụng các chất kích thích có hại cho sức khỏe (Rượu, bia, thuốc lá, cafe…).
  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm cay nóng nhiều dầu mỡ và các loại thức ăn chế biến sẵn không đảm bảo an toàn.
  • Thực hiện chế độ đi ngủ đúng giờ và đủ giấc.
  • Bài viết trên đã cung cấp các thông tin cần thiết về cách nặn mụn cũng như cách chăm sóc da sau mụn. Hy vọng mọi người có thể áp dụng cách nặn mụn đúng và tạm biệt được những nốt mụn bám dai dẳng ở trên da. hy vọng mọi người sẽ luôn có một làn da khỏe mạnh.

Xem thêm:

6 Cách xử lý mụn ở má an toàn, hiệu quả ngay tại nhà

Cách trị vết thâm muỗi đốt lâu ngày cho bé tốt nhất hiện nay

Ngày viết:
Tôi là Dược sĩ Minh Hòa - Dược sĩ tư vấn các vấn đề trên da như mụn, sẹo, thâm sẹo Tôi là Dược sĩ khoá 67 - Đại học Dược Hà Nội chuyên ngành Công Nghiệp Dược

Danh sách nhà thuốc
bán sản phẩm toàn quốc

Bấm vào đây

Giao hàng tận nhà

Bấm vào đây

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn

    Hãy để lại số điện thoại của bạn, chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn cho bạn