[Chia sẻ] Cách trị mụn trứng cá ở mũi triệt để và an toàn tại nhà

Vùng mũi là một trong số những vị trí nhạy cảm và hay bị mụn trứng cá nhất. Mụn ở mũi sẽ làm cho gương mặt thiếu tính thẩm mỹ và thường có xu hướng tiến triển thành các loại mụn viêm hoặc để lại các vết thâm cứng đầu nếu nặn, bóp mụn không đúng cách. Để hiểu rõ hơn về cách điều trị mụn ở mũi, mời các bạn hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của Newtechpharm nhé.

Cách trị mụn trứng tráng ở mũi hiệu quả nhất
Cách trị mụn trứng tráng ở mũi hiệu quả nhất

1, Biểu hiện khi bị mụn trứng cá ở mũi

Khi mới bắt đầu xuất hiện, mụn trứng cá ở mũi thường có dạng những nốt mụn đầu đen kích thước tương đối nhỏ nằm sâu ở phía dưới các nang lông. Mụn thường có xu hướng mọc độc lập, nhưng chúng cũng có thể sẽ lan rộng nếu bạn không đảm bảo vệ sinh sạch sẽ vùng da mặt do sự tấn công của vi khuẩn. Khi đó mụn sẽ bắt đầu bị sưng tấy, biểu hiện tình trạng viêm và dần gây ửng đỏ cho làn da. Mụn sẽ càng tiến triển nhanh hơn khi bị ảnh hưởng của các tác động từ bên ngoài như: Nặn mụn không đúng cách, gắp mụn,… Sau khi bắt đầu xuất hiện một thời gian, mụn trứng cá sẽ bắt đầu lớn dần và liên kết với nhau thành từng mảng, từng đám. Hơn nữa, mụn trứng cá ở mũi sẽ có khả năng hình thành mủ và thậm chí là chứa máu bên trong.

Khi bị mụn trứng cá, tình trạng bít tắc lỗ chân lông vùng mũi cũng tăng lên dẫn đến việc tiết nhiều bã nhờn. Vùng mũi là một trong những vùng tiết nhiều dầu nhất, do vậy mà mụn không những khó cải thiện hơn mà còn dễ bị lan rộng.

2, Nguyên nhân gây nên mụn mọc ở mũi là gì?

Mụn ở vùng mũi cũng giống như các loại mụn khác, có thể do rất nhiều nguyên nhân gây nên. Trong đó có một số nguyên nhân chính hay gặp hơn cả như sau:

  • Do sự xuất hiện, sinh sản và phát triển mạnh mẽ của các loại vi khuẩn trên da mặt. Loại vi khuẩn phổ biến nhất gây mụn gặp nhiều ở Việt Nam là vi khuẩn Propionibacterium, đây là nguyên tác nhân chính gây nên những nốt mụn đầu đen ở mũi.
  • Do sự thay đổi các nội tiết tố trong cơ thể: Nguyên nhân này hay gặp ở những đối tượng bắt đầu bước sang giai đoạn dậy thì, một số khác có thể gặp trong chu kỳ kinh nguyệt trước ngày hành kinh,… Khi các nội tiết tố trong cơ thể có nhiều thay đổi sẽ dẫn đến tính trạng tăng tiết mồ hôi. Chính vì thế mà nếu làn da không được vệ sinh đúng cách sẽ rất dễ gây tích tụ các loại vi khuẩn, bụi bẩn từ môi trường, dẫn tới viêm nang lông và từ đó hình thành nên mụn trứng cá.
  • Do sự thay đổi của môi trường, da có thể bị dị ứng với sự thay đổi của thời tiết (dị ứng thời tiết), khói bụi hay các loại nấm mốc trong không khí.
  • Do tâm lý thường xuyên trong trạng thái bị căng thẳng, stress quá mức, thói quen không tốt về giờ giấc sinh hoạt như thức khuya,dậy sớm, mất ngủ,…
  • Do chế độ ăn uống chưa khoa học. Việc thường xuyên sử dụng các loại thức ăn có tính chất cay nóng, đồ ăn chiên xào qua dầu mỡ, các loại thực phẩm chế biến sẵn,… là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mụn trứng cá. Ngoài ra do thói quen uống nhiều rượu bia, chất kích thích, đồ uống có cồn, có gas… cũng có thể kích thích làn da gây mọc mụn.
  • Do lạm dụng một số loại mỹ phẩm không phù hợp, các loại sản phẩm chăm sóc da kém chất lượng. Kèm theo đó là việc chăm sóc da chưa được cẩn thận, không đúng cách sẽ tạo điều kiện cho mụn hình thành nhiều hơn ở trên vùng da mũi. Hiện nay đang rất phổ biến việc lạm dụng corticoid để làm đẹp da. Đây là một loại thuốc có tác dụng trị mụn nhanh nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ gây tình trạng mụn nặng hơn sau đó. Nhiều người không biết sẽ rất chuộng sử dụng những loại sản phẩm này nhưng thực chất lại vô tình làm cho tình trạng mụn của mình trở nên nặng nề hơn.
  • Một số loại thuốc như Corticoid, Lithium, Androgen hay các loại thuốc tránh thai cũng có khả năng gây kích ứng da và mọc mụn nếu không được sử dụng đúng cách. Vậy nên khi sử dụng một loại thuốc nào đó các bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng để tránh gặp phải các tác dụng không mong muốn ảnh hưởng tới làn da nhé.
Biểu hiện của mụn trứng cả ở mũi
Biểu hiện của mụn trứng cả ở mũi

3, Các phương pháp điều trị mụn trứng cá ở mũi hiện nay

Phụ thuộc vào tình trạng viêm nhiễm tại những nốt mụn mà có cách đánh giá và điều trị khác nhau. Những loại mụn không viêm thường sẽ điều trị dễ dàng và hiệu quả hơn, còn mụn viêm thì dễ bị tiến triển nhanh và phức tạp, do đó việc điều trị cũng khó khăn và cần nhiều thời gian hơn.

Điều trị các loại mụn không viêm ở mũi:

Mụn không viêm thường là những nốt mụn nhỏ, mụn đầu đen hoặc mụn đầu trắng. Đa số mụn không viêm sẽ được điều trị dễ dàng bằng các biện pháp tự nhiên hoặc các loại thuốc không kê đơn trên thị trường. Có thể áp dụng các loại thuốc bôi, kem dưỡng hay phương pháp điều trị tại chỗ để phá vỡ sự tấn công của vi khuẩn, loại bỏ các chất bã nhờn dư thừa và các tế bào chết trên da.

  • Axit Salicylic thường được ưu tiên sử dụng để điều trị các loại mụn không viêm. Hoạt chất này hoạt động và mang lại tác dụng loại bỏ các tế bào da chết vùng xung quanh nang lông, làm triệt tiêu các nốt mụn và ngăn ngừa sự tái phát của mụn trứng cá.
  • Ngoài ra Benzoyl peroxide cũng là một loại thuốc được ưu tiên lựa chọn. Cũng giống như Acid Salicylic, Benzoyl peroxide cũng có tác dụng tốt trong việc loại bỏ tế bào chết, làm sạch da. Ngoài ra nó còn có tác dụng giữ ẩm cho gia, tăng sức đề kháng của da trước tác động của những yếu tố nguy cơ xung quanh.
  • Alpha hydroxy acid là một loại tẩy da chết cũng có tác dụng tốt trong điều trị các loại mụn không viêm ở mũi giúp làm thông thoáng lỗ chân lông, làm sạch da ngăn ngừa viêm nhiễm tại vùng mũi.

Điều trị mụn trứng cá viêm:

Mụn trứng cá bị viêm là tình trạng mụn nặng nhất. Có nhiều dạng phức tạp như u nang hoặc nốt sần, mụn mủ,… Cách đơn giản và thông dụng nhất để phát hiện tình trạng mụn trứng cá bị viêm chính là quan sát xem vùng mụn đỏ có bị sưng đỏ hay không. Nếu bị sưng đỏ thì nguy cơ cao là mụn đã bị viêm nhiễm.

Nếu mụn viêm nhẹ thì chỉ cần điều trị bằng các loại thuốc có thành phần chứa Benzoyl peroxide hay Acid Salicylic cũng có thể cải thiện được. Nhưng nếu mụn bị viêm nặng thì các bạn phải tới gặp bác sĩ da liễu để được kê các loại thuốc điều trị phù hợp. Khi đó các bác sĩ có thể chỉ định cho các bạn dùng thêm các loại kháng sinh (amoxicillin, tetracyclin, clindamycin,..), các loại thuốc chống viêm (corticosteroid) và các sản phẩm chuyên đặc trị mụn. Đôi khi thuốc tránh thai và các loại hormon thay thế cũng mang lại tác dụng tốt trong việc loại bỏ mụn vùng mũi. Việc điều trị mụn viêm ngoài các loại thuốc dùng theo đơn của bác sĩ, các bạn cũng nên kết hợp với các sản phẩm chăm sóc da an toàn, thay đổi thói quen lối sống hằng ngày để hiệu quả điều trị đạt cao nhất.

4, Có nên thường xuyên lột mụn cám ở mũi không?

Có nên thường xuyên lột mụn cám ở mũi không?
Có nên thường xuyên lột mụn cám ở mũi không?

Hiện nay vẫn chưa có các sản phẩm hỗ trợ lột mụn cám an toàn. Hầu hết các loại sản phẩm được bán hiện nay đều chứa nhiều cồn và các dung dịch pha trộn tạo độ dính và làm se khít lỗ chân lông. Ngoài ra, việc lột mụn cám hay mụn đầu đen trên mũi thường xuyên còn khiến lỗ chân lông to hơn và càng nặng hơn tình trạng mụn cám, mụn đầu đen ở mũi. Do vậy để điều trị mụn cám tốt, thay vì lột mụn các bạn hãy tìm đến bác sĩ, người có chuyên môn để có lời khuyên với cách điều trị phù hợp và khoa học nhất.

5, Lời khuyên của các chuyên gia về việc dự phòng tình trạng mụn ở mũi

So với việc điều trị thì dự phòng mụn mọc sẽ tốt hơn nhiều. Việc phòng bệnh vừa đơn giản dễ thực hiện hiện vừa không tốn kém nhiều chi phí, cũng không làm ảnh hưởng đến cuộc sống của mọi người. Các bạn có thể tham khảo một số cách dự phòng mụn trứng cá ở mũi dưới đây nhé:

  • Không nên ăn quá nhiều các loại thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn có tính cay nóng. Cũng nên hạn chế các loại đồ uống có gas, đồ ngọt, chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,….
  • Nên bổ sung thêm nhiều loại vitamin, ăn nhiều rau xanh và hoa quả vừa để cung cấp vitamin vừa để bổ sung thêm chất xơ và khoáng chất cho cơ thể.
  • Tạo thói quen uống đủ và nhiều nước mỗi ngày. Nên đảm bảo từ 1,5 – 2 lít nước, nếu cơ thể hoạt động nhiều thì có thể bổ sung nhiều hơn. Việc bổ sung nước không nhất thiết là các bạn phải uống nước lọc, có thể dùng một số loại đồ uống thay thế khác như nước ép hoa quả, sinh tố, trà thảo dược,…
  • Thay đổi thói quen thức khuya, ngủ muộn, luyện tập đi ngủ sớm mỗi ngày, tốt nhất là trước 11 giờ tối. Đảm bảo giấc ngủ đủ thời gian cần thiết là khoảng 7 đến 8 tiếng mỗi đêm. Ban ngày các bạn có thể sắp xếp thời gian ngủ trưa khoảng 30 phút cho tới 1 tiếng.
  • Làm việc vừa phải không nên quá sức, luôn giữ cho tinh thần vui tươi, thoải mái, tránh stress, căng thẳng.
  • Luyện tập thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày để tăng cường sức khỏe cho cơ thể từ đó nâng cao sức đề kháng cho làn da của các bạn.
  • Đảm bảo giữ vệ sinh vùng mũi luôn sạch sẽ và khô thoáng: Nên rửa mặt thật sạch khoảng 2 đến 3 lần mỗi ngày vào các buổi khác nhau như buổi sáng, buổi trưa và buổi tối để giúp làm giảm lượng dầu nhờn và bụi bẩn bám trên da. Từ đó ngăn chặn được tình trạng xâm nhập gây viêm của vi khuẩn.
  • Tẩy da chết cho da thường xuyên 1 đến 2 lần mỗi tuần để có thể loại bỏ được hết  tế bào da chết và bụi bẩn bám dính ở vị trí xung quanh các lỗ chân lông. Nếu bạn có làn da thiên dầu thì hãy lựa chọn các loại mỹ phẩm chứa gốc nước để tránh làm cho da bị nhờn hơn. Ngoài ra có thể dùng giấy thấm dầu thường xuyên để loại bỏ tạm thời lớp dầu tiết trên da khi chưa thể rửa mặt.
  • Tẩy trang thật kỹ trước khi đi ngủ để làm sạch da hoàn toàn. Tẩy trang luôn phải là bước đầu tiên và không thể thiếu trong quá trình làm sạch da mỗi ngày của bạn. Tốt nhất nên tẩy trang trước mỗi lần rửa mặt để đảm bảo mặt sạch nhất có thể.
  • Tuyệt đối không được dùng tay không để tự ý nặn mụn vì như vậy rất dễ gây nên tình trạng viêm nhiễm lan rộng và làm mụn nặng hơn. Bạn cũng không được dùng tay để chống cằm hay sờ tay lên mặt.

Trên đây là một số thông tin về mụn mọc ở mũi và cách điều trị. Hy vọng với những thông tin này các bạn sẽ có những cách điều trị cũng như phòng bệnh tốt nhất, phù hợp nhất cho bản thân mình. Chúc các bạn luôn có một làn da khỏe mạnh.

Xem thêm:

6 Thuốc trị mụn trứng cá tốt nhất hiện nay BÁC SĨ KHUYÊN DÙNG

Ngày viết:
Tôi là Dược sĩ Minh Hòa - Dược sĩ tư vấn các vấn đề trên da như mụn, sẹo, thâm sẹo Tôi là Dược sĩ khoá 67 - Đại học Dược Hà Nội chuyên ngành Công Nghiệp Dược

Danh sách nhà thuốc
bán sản phẩm toàn quốc

Bấm vào đây

Giao hàng tận nhà

Bấm vào đây

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn

    Hãy để lại số điện thoại của bạn, chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn cho bạn