Mụn mọc quanh miệng có nguy hiểm không? Nguyên nhân, cách điều trị

Là con gái ai cũng muốn có một làn da mịn màng không có mụn. Mụn có thể mọc ở bất cứ vị trí nào trên khuôn mặt nhưng mụn mọc quanh miệng là khu vực nhạy cảm dễ gây ra cảm giác khó chịu, đau nhức và khó xử lý nhất vì vùng da quanh miệng khá mỏng. Bài viết hôm nay của Newtechpharm sẽ giúp bạn tìm hiểu về mụn mọc quanh miệng và gợi ý giúp bạn cách xử lý những nốt mụn đáng ghét này một cách hiệu quả.

Mụn mọc quanh miệng là gì?
Mụn mọc quanh miệng là gì?

1. Mụn mọc quanh miệng là gì và biểu hiện như thế nào?

Mụn mọc quanh miệng là một tên gọi chung cho tình trạng mụn mọc tập trung ở vùng xung quanh miệng, mụn dưới cằm và mụn mọc quanh mép. Mụn có nhiều dạng khác nhau, có thể đứng độc lập riêng lẻ hoặc nhiều trường hợp khác mụn lại mọc theo từng cụm, từng đám. Mụn vùng quanh miệng có thể là mụn nổi đầu trắng, mụn viêm nang lông sưng tấy, hay những nốt mụn mẩn đỏ.

  • Tại vùng quanh miệng hay gặp nhất là tình trạng mụn đầu trắng nhỏ li ti có nhân trồi ra ngoài, những nốt mụn đỏ thường đứng độc lập. Trong một số trường hợp nặng có thể sẽ thấy mụn bị viêm đỏ hoặc mụn tạo mủ mọc quanh miệng.
  • Ở vùng dưới cằm thường xuất hiện hiện chủ yếu là mụn mủ, mụn viêm hoặc các dạng mụn trứng cá. Mụn mủ và mụn viêm thường có xu hướng to dần và đứng riêng lẻ, còn mụn trứng cá thì lại có kích thước nhỏ hơn, hay mẩn đỏ và tập trung thành từng đám.
  • Mụn ở vùng trên ria mép thường là mụn đầu trắng, kích thước tương đối nhỏ chỉ khoảng từ 1 cho đến 3 mm, đứng riêng lẻ, không mọc tập trung thành đám, đây là vị trí mọc mụn gây đau và khó chịu nhất.

Nổi mụn quanh vùng miệng không chỉ gặp ở riêng đối tượng nữ giới mà còn hay gặp ở cả các bạn nam giới. Lứa tuổi dậy thì là lứa tuổi hay gặp tình trạng này nhất, tuy nhiên người lớn cũng có nguy cơ bị mụn ở quanh mép nếu có yếu tố nguy cơ.

2, Nguyên nhân gây mụn ở quanh miệng là gì?

Mụn quanh miệng và cằm có thể bị gây nên bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Những nguyên nhân đó có thể là do môi trường bên ngoài tác động vào hoặc do chính những rối loạn các yếu tố nội tiết trong cơ thể mỗi người. Dưới đây là một số nguyên nhân hay gặp hơn cả gây ra tình trạng mụn nổi quanh miệng, mụn ở dưới cằm và quanh mép:

Mọc mụn ở cằm và xung quanh miệng do thói quen vệ sinh da mặt không sạch sẽ:

Quá trình vệ sinh mặt là bước quan trong nhất và không thể thiếu trong quá trình chăm sóc da của mỗi người. Nếu vệ sinh da không đảm bảo sạch sẽ sẽ có nguy cơ làm cho bụi bẩn và bã nhờn ở trên da không được loại bỏ hoàn toàn. Tình trạng này nếu tồn tại lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng viêm, bít tắc các lỗ chân lông, kích thích khiến cho da tăng bài tiết nhiều dầu nhờn hơn, đặc biệt là vùng hai cánh mũi và dưới cằm. Đó chính là lý do mà làn da của chúng ta trở nên ẩm và nhờn dầu hơn.

Da bẩn và nhiều dầu sẽ là điều kiện vô cùng thuận lợi cho sự phát triển và sinh sản của vi khuẩn gây mụn. Một khi vi khuẩn sinh sôi phát triển mạnh trên da sẽ dẫn đến tình trạng mụn mọc xung quanh miệng và mọc mụn ở cằm. Ban đầu, mụn thường sẽ chỉ là những nốt mụn nhỏ, đầu trắng. Nhưng kéo dài hơn, khi mụn trắng bị vỡ hoặc bị chúng ta cạy ra sẽ làm hình thành nên những nốt mụn viêm đỏ, tình trạng nghiêm trọng hơn thì sẽ gặp mụn mủ hay mụn bọc quanh miệng và dưới cằm.

Mụn nổi quanh miệng là do sử dụng mỹ phẩm không phù hợp:

Việc sử dụng mỹ phẩm không phù hợp hay các loại mỹ phẩm chứa corticoid thường xuyên trong khoảng thời gian dài sẽ làm cho da mặt của chúng ta bị bí và kích ứng. Khi da bị kích ứng thì sức đề kháng của da cũng bị yếu đi, dễ dẫn tới tình trạng mẩn đỏ cả vùng. Sau đó, khi da tiếp xúc với một loạt mỹ phẩm khác hay một loại hóa chất nào đó thì sẽ dễ bị nổi mụn hơn trước. Mụn ở mép và mụn ở miệng lại càng dễ mọc hơn vì vùng da ở mép môi phía trên khá mỏng và nhạy cảm.

Ngoài ra, việc sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng thường xuyên kết hợp thói quen vệ sinh da không đảm bảo không chỉ khiến cho bị mụn quanh miệng mà còn gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến làn da của bạn. Da sẽ nhanh bị lão hóa hơn, giảm hoặc thậm chí mất đi độ đàn hồi tự nhiên, dễ bị thâm sạm không đều màu khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.

Mụn mọc ở quanh miệng do mất cân bằng hormon trong cơ thể:

Khi chuẩn bị bước vào thời kỳ kinh nguyệt, nồng độ các loại nội tiết tố trong cơ thể như estrogen, progesterone và androgen sẽ bị thay đổi một cách đột ngột. Sự thay đổi này sẽ có thể dẫn đến tình trạng mất cân bằng và rối loạn nội tiết tố trong cơ thể. Tình trạng rối loạn các hormone sinh dục cũng hay gặp ở những đối tượng chuẩn bị có thai hoặc ở những người phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh. Các hormon trên có ảnh hưởng một phần đến hoạt động điều tiết lượng dầu và bã nhờn trên da, vì vậy mà làm cho da đổ nhiều dầu hơn, dẫn đến tình trạng  mụn mọc quanh miệng và mụn dưới cằm ở nữ giới sẽ phổ biến hơn.

Một số loại thuốc thường dùng để điều trị mụn mọc quanh miệng
Một số loại thuốc thường dùng để điều trị mụn mọc quanh miệng

Ngoài ra, nổi mụn quanh miệng còn bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống chưa khoa học:

Các loại đồ ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm có tính cay nóng, các đồ ăn nhanh, đồ đóng hộp, chất kích thích như bia, rượu, cà phê,… sẽ dễ khiến cho cơ thể bị nóng lên và tăng thân nhiệt. Cơ thể bị nóng lên như vậy là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng mụn mọc xung quanh miệng hoặc mụn mọc ở miệng. Loại mụn gây nên bởi nguyên nhân này thường là dạng nốt mụn đứng riêng lẻ, dễ gây cảm giác đau rát và khó chịu cho người bệnh, ảnh hưởng chủ yếu đến hoạt động ăn uống.

Khi các chất độc từ thức ăn được tích tụ trong cơ thể sẽ khiến gan phải tăng công suất hoạt động để thực hiện quá trình đào thải độc tố. Khi gan hoạt động quá mức kéo dài, chức năng gan sẽ bị ảnh hưởng vàhoạt động yếu đi khiến các chất độc sẽ bị tích lại trong cơ thể, và dẫn đến nổi mụn nổi ở quanh miệng và cằm.

3, Thường xuyên mọc mụn quanh miệng và cằm có nguy hiểm không?

Tùy theo từng nguyên nhân làm xuất hiện mụn xung quanh miệng và tình trạng mụn nhẹ hay nặng mà người ta có thể đánh giá sơ bộ về tình trạng và mức độ nguy hiểm.

Nếu bị mụn quanh miệng và ở cằm do những nguyên nhân dễ thay đổi như chăm sóc và vệ sinh da kém,… thì khi có sự can thiệp và xử lý kịp thời bệnh sẽ tiến triển tốt và có thể cải thiện tốt. Bạn có thể kiểm tra lại các sản phẩm làm sạch da mà bạn đang sử dụng xem có phù hợp với làn da của mình không. Nếu biết khắc phục và chăm sóc da đúng cách, ăn uống hợp lý thì da của bạn sẽ được cải thiện một cách nhanh chóng, giúp bạn tránh khỏi những tổn thương nghiêm trọng hơn như mụn mủ hay mụn bọc quanh  miệng, dưới cằm.

Những trường hợp mụn mọc quanh miệng do nguyên nhân nội tiết thì bạn cũng không cần phải quá lo lắng. Đây có thể chỉ là một biểu hiện báo hiệu của ngày đèn đỏ sắp đến. Tình trạng này ở nhiều người có thể diễn ra hàng tháng và sẽ giảm dần rồi hết khi kỳ kinh nguyệt kết thúc mà không gây ảnh hưởng cho sức khỏe của bạn.

Nếu mụn nổi ở cằm, quanh miệng hoặc mụn mọc quanh mép do chế độ ăn không khoa học thì các bạn cũng nên lưu ý. Đây là một dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang tích tụ nhiều độc tố hoặc thói quen ăn uống tiêu cực đã gây ảnh hưởng tới cơ thể từ lâu, làm quá tải hoạt động thải độc của gan. Nếu đi kèm theo đó là biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon miệng thì bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe nhé.

4, Cách điều trị và phòng ngừa mụn mọc quanh miệng

Hiện nay tùy từng trường hợp mà người ta sẽ có những phương pháp điều trị phù hợp như: lựa chọn các phương pháp điều trị bằng thiên nhiên, thuốc bôi hay thuốc uống,…

4.1. Sử dụng thuốc tây điều trị mụn quanh miệng

Nếu bạn không có kiến thức hay kinh nghiệm trong việc lựa chọn các sản phẩm trị mụn hoặc tình trạng mụn nổi xung quanh miệng của bạn nghiêm trọng thì bạn có thể tìm đến bác sĩ da liễu để được tư vấn sử dụng thuốc kiểm soát mụn, trị thâm, trị sẹo. Bạn sẽ được khám và đánh giá chính xác tình trạng mụn của mình rồi từ đó sẽ được bác sĩ kê các loại sản phẩm điều trị phù hợp.

Một số loại thuốc mà các bác sĩ có thể lựa chọn kê cho bạn:

Thuốc bôi ngoài da:

Một số loại thuốc thường dùng để điều trị mụn mọc quanh miệng
Một số loại thuốc thường dùng để điều trị mụn mọc quanh miệng

Retinoids và các loại thuốc giống retinoid: Thuốc có tác dụng thẩm thấu sâu vào trong da, kích thích da nhanh sản sinh ra các tế bào mới, tăng sản xuất collagen, đẩy nhanh quá trình thay da và giúp bạn có làn da mới khỏe mạnh hơn. Trên thị trường có các dạng như tretinoin (biệt dược Davita, Retin-A…), hay Adapalene có trong Differin. Khi dùng retinoids và dẫn xuất của Retinoids cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ và theo dõi da thật cẩn thận vì giai đoạn đầu có thể khiến da trở nên nhạy cảm hơn hoặc bị mẩn đỏ.

Thuốc kháng sinh: Sử dụng kháng sinh trong thời gian đầu điều trị để tiêu diệt vi khuẩn dư thừa trên da và giúp giảm mẩn đỏ,viêm. Trên thị trường có thể kể đến các loại như Benzaclin, Duac (kết hợp clindamycin và benzoyl peroxide) hay Benzamycin (Erythromycin với Benzoyl peroxide).

Axit salicylic: Axit salicylic là một chất tẩy da chết hóa học giúp ngăn chặn các nang lông bị bịt kín, nhưng hiện nay vẫn còn nhiều tác dụng phụ như gây kích ứng nhẹ và khiến da mẩn đỏ.

Thuốc uống:

Ngoài thuốc bôi tại chỗ thì các bác sĩ có thể nhận định tình trạng mụn và cân nhắc cho bạn sử dụng thuốc uống toàn thân như:

  • Trong trường hợp nhiều mụn bọc, mụn viêm quanh miệng và khắp mặt thì có thể sử dụng kháng sinh thuộc nhóm macrolid (như erythromycin, azithromycin). Bạn chỉ nên dùng kháng sinh trong thời gian ngăn để kiểm soát nhiễm khuẩn.
  • Thuốc tránh thai: Bạn có thể sử dụng các sản phẩm có thành phần progestin và estrogen. Việc sử dụng thuốc tránh thai để giảm mụn cũng đã được chứng minh là mang lại hiệu quả tuy nhiên cần sử dụng một thời gian dài. Ngoài ra thuốc tránh thai cũng mang lại một số tác dụng không mong muốn nên cần có hướng dẫn của bác sĩ khi cân nhắc sử dụng.
  • Isotretinoin: Đây là dẫn xuất của vitamin A, thường được dùng cho những trường hợp nặng, bị mụn mủ quanh miệng và mặt nhiều mà các phương pháp khác không đem lại hiệu quả. Trên thị trường có các loại biệt dược như Amnesteem, Claravis… Tuy nhiên thuốc có nhiều tác dụng phụ như gây khô da, viêm ruột, dị tật bẩm sinh cho thai nhi, nên cần cẩn trọng khi sử dụng.

4.2. Sử dụng các sản phẩm đặc trị mụn

Khi tình trạng mụn xung quanh mồm, mụn dưới cằm không quá nghiêm trọng thì bạn có thể tự điều trị tại nhà bằng các sản phẩm trị mụn chuyên biệt. Dưới đây là một số gợi ý và đánh giá về các sản phẩm trị mụn phổ biến hiện nay để bạn có thể tham khảo .

Nacurgo Gel hỗ trợ điều trị mụn trứng cá và thâm mụn

Nacurgo Gel hỗ trợ điều trị mụn trứng cá và thâm mụn
Nacurgo Gel hỗ trợ điều trị mụn trứng cá và thâm mụn

Thành phần: có thành phần tự nhiên được chiết xuất Allium (chiết xuất từ của hành đỏ Pháp), chiết xuất Centella Asiatica (chiết xuất từ cây rau má), tinh chất nghệ trắng Tetrehydro curcumin.

Tác dụng:

  • Tiêu nhân mụn, ổ viêm của mụn, ngăn chặn mụn tiến triển thành mụn viêm, mụn bọc nặng hơn
  • Hỗ trợ kích thích các mô liên kết dưới da tăng sinh, để đẩy nhanh quá trình lành vết thương, lấp đầy các tổn thương trên da do mụn để lại
  • Phá hủy và hạn chế hình thành hắc tố Melanin dưới da, xóa mờ các vết thâm trên da, giúp da trở nên đều màu

Ưu điểm

  • Thành phần tự nhiên, an toàn, lành tính, hầu như không gây kích ứng với da
  • Với kết cấu dạng gel trong suốt và thoáng nhẹ, sẽ giúp kem thấm sâu dưới da, không gây bít tắc lỗ chân lông như các loại kem khác.
  • Tác dụng tốt với các loại mụn ẩn, mụn mủ, sưng viêm.
  • Ngoài các thành phần chính trong Nacurgogel còn có một số thành phần như Propylene glycol, glycerin, PEG-40 có tác dụng giữ ẩm cho da, giúp da mềm mịn.

Nhược điểm: Cần sử dụng một thời gian mới thấy hiệu quả rõ rệt.

Cách dùng:

  • Vệ sinh da mặt sạch sẽ, sau khi lau khô mặt, lấy một lượng gel bằng hạt đậu và thoa lên vị trí mụn nổi ở cằm hoặc quanh miệng.
  • Ngày bôi 3 đến 4 lần, duy trì bôi trên 3 tháng để đạt được hiệu quả mong muốn.

Giá Nacurgo gel tham khảo trên thị trường: khoảng 220.000 VNĐ/ typ 20g, sản phẩm được bán rộng rãi tại các nhà thuốc.

Kem trị mụn sưng đỏ La Roche-Posay Effaclar Duo (+)

Kem trị mụn sưng đỏ La Roche-Posay Effaclar Duo (+)
Kem trị mụn sưng đỏ La Roche-Posay Effaclar Duo (+)

Thành phần chính: Sản phẩm là sự kết hợp của các hoạt chất như Niacinamide, LHA, Piroctone Olamine, Zinc PCA, Axit Salicylic, và Procerad-1, hoạt chất độc quyền của La Roche- Posay, không cồn, không hương liệu, không có chất gây hại cho da.

Tác dụng:

  • Với bảng thành phần trong, kem trị mụn La Roche Posay Effaclar Duo+ có tác dụng giúp giảm mụn viêm trong vòng 12 giờ nhờ tác dụng của Niacinamide, BHA và Piroctone Olamine.
  • Giúp ngăn ngừa hình thành các vết thâm sau mụn nhờ tác dụng của Procerad-1.
  • Ngoài ra còn có tác dụng giảm viêm và làm sạch sâu lỗ chân lông, giúp lỗ chân lông thông thoáng và LHA sẽ giúp se khít lỗ chân lông, loại bỏ bã nhờn.

Ưu điểm:

  • Giúp giảm mụn viêm nhanh chóng, chỉ sau một đêm sử dụng đã thấy được tác dụng ban đầu
  • Sản phẩm dạng kem trắng đục, xốp nhẹ, hơi lỏng giống lotion nên thẩm thấu nhanh, không bóng dầu
  • Không chứa Paraben, không hương liệu và không chất bảo quản nên an toàn cho da nhạy cảm

Nhược điểm:

  • Giá thành cao.
  • Chỉ thấy rõ tác dụng trong trường hợp mụn riêng lẻ, với những làn da nhiều mụn thì cần kiên nhẫn sử dụng.

Cách dùng:

Sau  khi vệ sinh da mặt sạch sẽ, dùng nước hoa hồng cân bằng cho da mụn,thoa 1 lớp kem mỏng khắp mặt. Sau khoảng 30s kem thẩm thấu hết, bạn tiếp tục chấm kem vào những vị trí bị mụn.

Hiện tại trên thị trường sản phẩm La Roche-Posay Effaclar Duo (+) đang được bán với giá khoảng 400.000 VNĐ/ 1 tuýp 40ml.

Kem trị mụn bọc ở cằm Pair Nhật Bản

Kem trị mụn bọc ở cằm Pair Nhật Bản
Kem trị mụn bọc ở cằm Pair Nhật Bản
  • Thành phần: Gồm 2 thành phần chính
  • Ibuprofen piconol: có khả năng chống viêm, giúp giảm sưng, đỏ và đau
  • Isopropylmethylphenol: có khả năng kháng khuẩn mạnh, giúp ngăn ngừa vi khuẩn gây mụn
  • Sản phẩm còn được bổ sung thêm vitamin C có tác dụng giảm thâm mụn, và một số thành phần cấp ẩm cho da

Công dụng:

  • Đặc biệt hiệu quả với mụn viêm, mụn bọc. Sản phẩm làm se đầu mụn nhanh, giúp loại bỏ mụn dễ dàng, tránh để lại vết thâm trên da.
  • Có khả năng kháng khuẩn, ngăn ngừa việc hình thành mụn mới.

Ưu điểm

  • Sản phẩm có kết cấu dạng kem, thẩm thấu nhanh trên da.
  • Kem trị mụn Pair Nhật Bản có giá hợp lý, thời gian sử dụng được lâu.

Nhược điểm: Sản phẩm với kết cấu thành phần chủ yếu là các chất hữu cơ, có chứa paraben nên những da nhạy cảm dễ kích ứng nên cần cân nhắc khi sử dụng.

Hiện nay trên thị trường kem trị mụn Pair đang được bán với giá khoảng 250.000 VNĐ/ 1 tuýp 24g.

Gel trị mụn Decumar

Gel trị mụn Decumar Của Việt Nam
Gel trị mụn Decumar Của Việt Nam

Thành phần:

  • Tinh chất Nano curcumin là một chất có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm tốt.
  • Tinh chất chanh sim giúp kiểm soát tối ưu chất nhờn.
  • Tinh chất hành tây đỏ ngăn ngừa quá trình hình thành sẹo lõm.
  • Vitamin E và lô hội có tác dụng dưỡng ẩm, chống oxy hóa và làm sáng da.

Công dụng:

  • Gel trị mụn Decumar có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm nhanh tình trạng mụn viêm
  • Ngừa và làm mờ sẹo thâm hiệu quả, tái tạo nhanh những tổn thương da vùng mụn, cung cấp độ ẩm cho da
  • Sản phẩm có thành phần tự nhiên nên an toàn cho da, đặc biệt là những làn da nhạy cảm.

Nhược điểm

  • Cần phải sử dụng sản phẩm một thời gian dài mới thấy hết mụn và hết thâm sẹo hoàn toàn
  • Sản phẩm có thành phần chính là nghệ nên khi rửa mặt không kỹ sẽ thấy màu hơi vàng của chất kem, ngoài ra nên chống nắng kỹ vì nghệ làm da dễ bắt nắng.

Hiện nay trên thị trường Decumar đang được bán với giá khoảng 70.000 VNĐ/1 tuýp 20g

5. Các biện pháp phòng mụn nổi quanh miệng

Bên cạnh việc sử dụng thuốc để điều trị mụn quanh miệng thì bạn cũng cần lưu ý đến vấn đề phòng mụn quay trở lại. Các bạn có thể phòng tình trạng mụn mọc quanh miệng bằng các biện pháp sau:

Chăm sóc làn da đúng cách

  • Nên lựa chọn và sử dụng các loại sữa rửa mặt dịu nhẹ với những vùng đang bị tổn thương, lựa chọn sữa rửa mặt có độ ph không quá cao sẽ giúp làm giảm sự bào mòn da mặt.
  • Không nên quên bôi kem dưỡng ẩm sau khi sử dụng các sản phẩm trị mụn. Khi làn da của bạn quá khô sẽ xảy ra hiện tượng tiết dầu để bù đắp tình trạng khô đó. Do đó việc sử dụng kem dưỡng ẩm giúp cho da luôn được cấp và giữ ẩm là một điều quan trọng. Không cần lựa chọn loại kem quá đắt tiền, bạn chỉ cần lựa chọn những loại phù hợp với làn da của mình.
  • Tẩy da chết khoảng 2 lần một tuần để loại bỏ tế bào chết và làm sạch lỗ chân lông
  • Dù bạn có bận việc gì nhưng cũng đừng quên bôi kem chống nắng trước khi ra ngoài, nó sẽ giúp bảo vệ làn da đang điều trị của bạn khỏi ánh nắng mặt trời.

Thay đổi chế độ ăn hợp lý hơn

  • Chế độ ăn nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng, bia rượu, cà phê sẽ khiến cơ thể bị tích tụ độc tố, rối loạn chuyển hóa, làm mụn mọc lên xung quanh miệng và dưới cằm. Ngoài ra những thực phẩm như mì tôm, đồ ăn nhanh, hay hoa quả có tính nóng như mận, vải,… cũng khiến cơ thể bị nhiệt, cơ thể nóng trong lâu ngày cũng dễ bị nổi mụn quanh mép và dưới cằm. Do đó bạn cần ăn bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả chứa nhiều vitamin C như cam, bưởi,…
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để tăng cường hoạt động đào thải độc tố của gan, giảm tình trạng và nguy cơ xuất hiện mụn quanh miệng và cằm

Nghỉ ngơi, thư giãn

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng có sự liên quan giữa thiếu ngủ và căng thẳng tinh thần với tình trạng nổi mụn. Do đó việc ngủ đủ giấc mỗi ngày và luyện tập thể thao hằng ngày sẽ giúp cho tinh thần của bạn thoải mái, giảm căng thẳng.

6, Khi nào cần đi khám mụn mọc quanh miệng?

Khi nào cần đi khám mụn mọc quanh miệng?
Khi nào cần đi khám mụn mọc quanh miệng?

Tùy vào tình trạng và mức độ nặng của mụn mà bạn nên cân nhắc đến việc có nên đi gặp bác sĩ da liễu hay không.

  • Với những trường hợp chỉ bị mụn nhẹ, mụn không viêm, có cồi mụn ở quanh miệng hoặc trên mép miệng thì bạn hoàn hoàn yên tâm và có thể tự điều trị mụn tại nhà bằng các thuốc trị mụn. Tuy nhiên nếu sau thời gian điều trị từ 4 đến 6 tuần mà mụn không có dấu hiệu giảm dần, hoặc ngược lại còn xuất hiện nhiều mụn hơn lan ra vùng xung quanh miệng, lan xuống dưới cằm và lan ra khắp mặt thì bạn cần đến gặp bác sĩ để được khám và hỗ trợ điều trị. Một số trường hợp khác nghi ngờ da kích ứng với một loại mỹ phẩm nào đó, các bạn có thể dừng loại mỹ phẩm đó hoặc thay thế bằng loại khác xem có tiến triển triển tốt hơn không, sau đó nếu cần mới sử dụng các loại thuốc trị mụn.
  • Bạn cũng cần đến gặp bác sĩ da liễu nếu đột ngột xuất hiện nhiều mụn bọc, mụn viêm, sưng tấy và đau nhức ở vùng da quanh miệng và dưới cằm. Bạn cần đến sớm để bác sĩ can thiệp kịp thời, hạn chế để lại sẹo và thâm. Trong những trường hợp này tuyệt đối không được tự ý nặn mụn tại nhà vì sẽ có nguy cơ gây nên nhiều biến chứng nghiêm trọng.
  • Khi vùng da quanh miệng của bạn xuất hiện những mụn mủ đầu trắng li ti, và dù đã thay đổi các sản phẩm trong sóc da mà tình trạng trên vẫn không đỡ thì bạn cũng nên đến gặp bác sĩ do có thể đây là biểu hiện của kích ứng da.
  • Trong trường hợp mụn nổi không chỉ ở quanh miệng, dưới cằm mà còn lan lên khắp mặt và tình trạng ngày càng nghiêm trọng, đi kèm theo đó là biểu hiện chán ăn, mệt mỏi, cơ thể bị ngứa thì bạn cũng nên đi khám để kiểm tra chức năng gan.

Vậy là chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu về tình trạng mụn mọc quanh miệng. Qua bài viết này, hy vọng bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về tình trạng mụn mọc quanh miệng, và tìm được các sản phẩm trị mụn thích hợp giúp cải thiện được làn da của bạn. Chúc các bạn luôn có một làn da khỏe mạnh.

Xem thêm:

[TỔNG HỢP] Làm sao để trị mụn trứng cá tuổi dậy hiệu quả nhất?

6 Thuốc trị mụn trứng cá tốt nhất hiện nay BÁC SĨ KHUYÊN DÙNG

Ngày viết:
Tôi là Dược sĩ Minh Hòa - Dược sĩ tư vấn các vấn đề trên da như mụn, sẹo, thâm sẹo Tôi là Dược sĩ khoá 67 - Đại học Dược Hà Nội chuyên ngành Công Nghiệp Dược

Danh sách nhà thuốc
bán sản phẩm toàn quốc

Bấm vào đây

Giao hàng tận nhà

Bấm vào đây

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn

    Hãy để lại số điện thoại của bạn, chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn cho bạn