Sẹo lồi: Nguyên nhân, Cơ chế hình thành, Cách điều trị hiệu quả

Không ít thì nhiều, trên da chúng ta chắc hẳn sẽ có một vài vết sẹo. Nó không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ khiến chúng ta trở nên tự ti. Ngày nay, tính thẩm mỹ ngày càng được đề cao thì sẹo cũng tự nhiên trở thành vấn đề khiến chúng ta đau đầu, đặc biệt là sẹo lồi. Vì vậy chúng ta hãy cùng Newtechpharm tìm hiểu về sẹo lồi và các phương pháp điều trị sẹo lồi trong bài viết này nhé.

1, Sẹo là gì? Và sẹo lồi được hình thành như thế nào?

Bạn có nhớ những vết thương do ngã xe hay đang chạy rồi bị ngã hồi bé không? Đa số những vết thương đấy chúng ta đều quên đi. Nhưng trên cơ thể của chúng ta sẽ để lại dấu vết. Đó chính là “sẹo”. Sẹo là một tình trạng lành tính của da và là kết quả của quá trình liền tổn thương trên da.

Giai đoạn tạo sẹo là giai đoạn cuối nằm trong quá trình lành tổn thương sau một chấn thương tổn hại đến cơ thể. Sau khi lành tổn thương, tại vị trí đó có thể xuất hiện các mô sợi thay thế cho các mô bình thường trong tổ chức da trước khi bị tổn thương.

Quá trình lành vết thương trải qua bốn giai đoạn đó là:

  • Đầu tiên là giai đoạn cầm máu đó là phản ứng của da đối với các mối đe dọa trực tiếp.
  • Sau khoảng 3 giờ chuyển sang giai đoạn thứ hai là giai đoạn viêm.
  • Giai đoạn 3: Khoảng 2 – 3 ngày sau khi bị thương thì bắt đầu giai đoạn tăng sinh, các nguyên bào sợi đi vào vết thương, lắng đọng collagen.
  • Giai đoạn cuối cùng là tạo sẹo: các sợi collagen lắng đọng sẽ sắp xếp và biến đổi và tạo thành các hình thái khác nhau của sẹo như là: sẹo lồi, sẹo lõm và sẹo phì đại. Trong quá trình lành vết thương, yếu tố nào tác động vào cũng đều ảnh hưởng đến hình thái của sẹo. Sẹo được chia làm hai loại đó là: Sẹo bình thường và sẹo bệnh lý.
Sẹo lồi hình thành như thế nào?
Sẹo lồi hình thành như thế nào?

Sẹo bình thường: là sẹo phẳng, nằm ngang với về mặt da lành, có kích thước tương đối bằng với kích thước tổn thương, màu sắc có thể hơi hồng hoặc nhạt màu hơn da bình thường, mềm mại, mịn màng, không co kéo tổ chức da xung quanh hay nhăn nhúm tạo các nếp gấp trên da. Vùng sẹo không ngứa, không đau, không đỏ

Sẹo bệnh lý gồm có hai loại là: sẹo lồi, sẹo lõm và sẹo phì đại

Sẹo lồi là tình trạng tăng sinh và lắng đọng collagen quá mức trong quá trình tạo sẹo ở lớp da. Sẹo lồi có màu đỏ hồng, kích thước bằng với kích thước của tổn thương, giới hạn nổi cao hơn bề mặt da xung quanh, bề mặt căng bóng thấy được các mạch máu giãn phía bên dưới, mật độ cứng hơn so với vùng da lành xung quanh. Đặc biệt là sẹo lồi sẽ phát triển lành tính phần bề mặt theo thời gian lan rộng ra xung quanh so với tổn thương lúc ban đầu. Bình thường sẹo lồi chỉ gây mất thẩm mỹ nhưng có một số sẹo lồi có thể gây ngứa, đau.

2, Nguyên nhân hình thành nên sẹo lồi?

Sẹo lồi không phải tự nhiên mà xuất hiện, sẹo là kết quả của quá trình lành vết thương tự nhiên sau khi da bị tổn thương như:

  • Vết thương do tai nạn giao thông (ngã xe, gãy xương hở, tụ máu cần phải chích rạch…)
  • Vết thương trong sinh hoạt như là: vết cắt đứt tay, lá lúa cứa da gây chảy máu….
  • Vết sẹo sau xóa xăm
  • Bị bỏng da
  • Vết khâu trên da sau phẫu thuật: Mổ viêm ruột thừa, mổ tim, mổ đẻ….
  • Bị bệnh lý da liễu thủy đậu, da bị mụn… (có tổn thương lớp màng đáy)
  • Chăm sóc vết thương không đúng cách gây nên tình trạng nhiễm trùng vết thương.

Ngoài ra, để hình thành nên sẹo lồi thì cần phải có kết hợp với một số yếu tố nguy cơ như sau:

  • Do cơ địa sẹo lồi
  • Do yếu tố di truyền
Nguyên nhân hình thành nên sẹo lồi?
Nguyên nhân hình thành nên sẹo lồi?

3, Những vị trí hay gặp sẹo lồi khi da bị tổn thương?

Vị trí da nào trên cơ thể chúng ta cũng đều có nguy cơ bị sẹo lồi nhưng theo các nghiên cứu sẹo lồi thường xuất hiện ở những vùng da căng, vận động và tì đè nhiều như vùng trước ngực, bả vai, khủy tay, đầu gối, dái tai…

4, Các phương pháp điều trị sẹo lồi

Nguyên tắc của điều trị sẹo lồi đó là làm tiêu toàn bộ vùng collagen phát triển quá mức.

Hiện nay, ở Việt Nam có nhiều phương pháp và kỹ thuật để điều trị sẹo lồi với những ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Tùy thuộc vào sở thích cũng như điều kiện của mỗi người mà có thể lựa chọn những phương pháp điều trị thích hợp như điều trị bằng thuốc, điều trị bằng các kỹ thuật hiện đại.

4.1. Điều trị bằng các kỹ thuật hiện đại

Tiêm sẹo (men collagenase hoặc corticoid):

Bản chất của sẹo lồi là tăng sinh quá mức collagen vì vậy chúng ta sẽ sử dụng men làm tiêu collagen đó là tiêm collagenase vào sẹo lồi. Tuy nhiên chi phí tiêm collagenase khá cao nên không được sử dụng nhiều mà hiện nay trên thị trường mọi người ưa chuộng sử dụng tiêm corticoid.

Bình thường, chúng ta rất thận trọng khi sử dụng corticoid vì nó có nhiều tác dụng phụ. Một trong những tác dụng phụ khi dùng corticoid là làm teo da. Người ta đã ứng dụng tác dụng teo da của corticoid vào việc điều trị sẹo lồi. Khi tiêm corticoid vào sẹo lồi sẽ làm tăng giải phóng men collagenase làm quá trình tăng sinh quá mức của collagen bị ức chế do tăng thoái hóa collagen. Lâu dần sẹo lồi sẽ mềm và xẹp đi. Ngoài ra, phương pháp này còn ức chế quá trình tăng sinh nguyên bào sợi.

Thuốc corticoid thường được dùng là triamcinolone acetonide 80mg/20ml. Một liệu trình điều trị khoảng 5 – 10 lần, mỗi lần cách nhau 6 tuần. Để làm tăng tác dụng điều trị sẹo lồi thì hiện nay thường kết hợp tiêm corticoid với điều trị bằng laser. Tuy nhiên khi sử dụng phương pháp này chúng ta nên lưu ý đến các tác dụng phụ như: gây rối loạn kinh nguyệt, giãn các mạch máu dưới da, thay đổi sắc tố da…

Tiêm collagenase vào sẹo lồi
Tiêm collagenase vào sẹo lồi

Áp lạnh bằng nitơ lỏng:

Đây là phương pháp điều trị sẹo lồi có hiệu quả cao và an toàn. Người ta sử dụng nito lỏng ở nhiệt độ 196 độ C để làm động lạnh sẹo lồi trong thời gian vài giây hoặc lâu hơn tùy vào kích thước của sẹo lồi. Khiến cho các mô xơ ở trong sẹo lồi bị thiểu dưỡng do không được cung cấp oxy và máu. Từ từ các mô xơ sẽ bị hoại tử, bong tróc làm cho sẹo lồi xẹp xuống. Một liệu trình khoảng 5 10 lần, mỗi lần cách nhau 3 tuần. Những phương pháp này có nhược điểm đó là sau khi thực hiện bệnh nhân có thể bị bỏng ở vùng da lành xung quanh hoặc là mất sắc tố da. Tuy nhiên hiệu quả điều trị lên tới 70%. Mọi người nên cân nhắc để có lựa chọn phù hợp nhất với tình trạng sẹo lồi của mình.

Laser:

Phương pháp này đòi hỏi phải có các thiết bị kỹ thuật hiện đại và chi phí cao. Theo các chuyên gia nghiên cứu, phương pháp này có hiệu quả không rõ rệt, sau điều trị tỷ lệ tái phát cao. Tuy nhiên khi kết hợp laser với tiêm corticoid hiệu quả làm phẳng sẹo lồi được nâng cao rõ rệt. Hiện nay ở nước ta đang sử dụng các loại laser để điều trị sẹo lồi như sau:

Laser fractional CO2: tác động lên sẹo lồi tạo ra các cột tổn thương vi điểm để làm sẹo lồi xẹp dần. Điều trị được những sẹo lồi ở vị trí khó mag các phương pháp khác không làm được.Có hiệu quả rõ rệt sau 1 lần điều trị. Liệu trình điều trị khoảng 2 3 lần, mỗi lần cách nhau 8 tuần.

Laser YAG với bước sóng 1064nm: khi tác động lên sẹo lồi các tác dụng huỷ hoại mạch máu tăng sinh khiến cho mô xơ tổn thương và sẹo lồi xẹp dần. Ưu điểm của laser YAG đó là thời gian phục hồi nhanh. Liệu trình điều trị 2 3 lần, mỗi lần cách nhau 8 tuần.

Laser trị sẹo lồi
Laser trị sẹo lồi

Phẫu thuật:

Thực hiện phẫu thuật cắt bỏ đối với những sẹo lồi to, lâu năm hoặc những trường hợp thất bại khi sử dụng các phương pháp điều trị sẹo lồi khác. Kết hợp với tiêm corticoid để có làm tăng hiệu quả điều trị. Theo kết quả nghiên cứu thì hiệu quả đánh bay sẹo lồi lên đến 90%. Tuy nhiên sau phẫu thuật phải theo dõi sát sao vì sẽ có nguy cơ tái phát và lâu lành vết thương dễ bị nhiễm trùng. Phương pháp này hiện nay được coi là đơn giản nhất. Một số phương pháp phẫu thuật đang được áp dụng hiện nay như là: ghép da tự thân, ghép da nhân tạo, chuyển vạt da, khâu thẩm mỹ, phẫu thuật cắt W – plasty…

4.2. Điều trị bằng thuốc bôi

Thuốc bôi trị sẹo lồi là phương pháp dễ làm nhưng hiệu quả không cao. Đòi hỏi người sử dụng phải kiên trì bôi hàng ngày kéo dài trong thời gian dài. Và tác dụng của thuốc đối với mỗi người là khác nhau. Có thể làm phẳng sẹo lồi của người này nhưng đối với người khác lại không có tác dụng.Hiện nay, trên thị trường có một số loại thuốc như sau:

Nacurgo gel

Nacurgo gel được sản xuất ở Việt nam bởi hãng dược phẩm Newtechpharm. Sản phẩm được sản xuất từ các dây chuyền công nghệ hiện đại và nguồn nguyên liệu nhập khẩu mang đến kết quả cao cho người sử dụng. Lành tính nên nguy cơ gây kích ứng do người sử dụng là rất thấp.

Thành phần: Chiết xuất Allium Cepa (chiết xuất từ củ hành đỏ Pháp), Chiết xuất Centella Asiatica (chiết xuất từ cây rau má), tinh chất nghệ trắng quý hiếm Tetrahydro curcumin, kẽm sulfate, biotin…

Công dụng:

  • Hỗ trợ đẩy nhanh quá trình lành vết thương, giúp sẹo mau liền.
  • Hỗ trợ kích thích các mô liên kết dưới da tăng sinh, ngăn ngừa quá trình lắng đọng collagen dư thừa.
  • Gia tăng độ đàn hồi của da và cung cấp độ ẩm thích hợp cho da.
  • Giúp phá hủy hắc sắc tố dưới da, giúp cho da trên vùng sẹo đều màu với vùng da lành xung quanh.

Cách sử dụng:

  • Vệ sinh sạch vùng da có sẹo lồi bằng nước ấm, lau khô nước đọng trên mặt.
  • Lấy một lượng gel bằng hạt đậu, thoa lên vùng da có sẹo lồi, thoa đều và nhẹ nhàng để lớp gel ngấm sâu vào tổn thương
  • Ngày bôi 34 lần. Bôi duy trì trong 3 tháng để đạt hiệu quả cao

Hiện nay, kem trị mụn Nacurgo Gel được bán rộng rãi tại hầu hết hệ thống các hiệu thuốc và nhà thuốc trên toàn quốc. Bạn có thể dễ dàng mua được các sản phẩm Nacurgo Gel có giá khoảng 220.000 VNĐ/tuýp 20g

Hình ảnh Nacurgo Gel
Hình ảnh Nacurgo Gel

Kem trị sẹo Dermatix Ultra

Dermatix là thuốc bôi gel silicone được sản xuất tại Mỹ bằng công nghệ tiên tiến

Thành phần: Cyclopentasiloxane, Vitamin C, Phenyl Trimethicone, Polysilicone11, Dimethicone, Polymethylsilsesquioxane, Tetrahexyldecyl ascorbate.

Công dụng:

  • Làm phẳng, làm mờ vết thâm sẹo và làm mềm sẹo lồi.
  • Điều chỉnh lại sắc tố da ở vùng bị sẹo.
  • Giảm quá trình lắng đọng collagen bất thường ở trung bì trong quá trình lành vết thương.
  • Giảm đỏ da đặc biệt có hiệu quả trong điều trị bỏng.
  • Hỗ trợ đẩy nhanh quá trình lành vết thương.
  • Cung cấp độ ẩm cho da, giúp da luôn mịn màng.

Cách dùng:

  • Vệ sinh khu vực da có sẹo lồi bằng nước sạch, lau khô nước đọng trên da.
  • Lấy một lượng thuốc vừa đủ dùng, bôi một lớp mỏng lên sẹo lồi, massage nhẹ nhàng 3 – 4 phút để thuốc ngấm đều vào tổ chức
  • Đối với sẹo lồi mới (< 1 năm) bôi ngày 3 – 4 lần trong vòng 8 – 10 tuần để đạt hiệu quả tốt nhất
  • Đối với sẹo lồi lâu năm (>1 năm) bôi ngày 3 – 4 lần trong vòng 6 tháng đến 1 năm để đạt hiệu quả tốt nhất.

Hiện nay, kem trị sẹo Dermatix Ultra được bán rộng rãi tại hầu hết hệ thống các hiệu thuốc và nhà thuốc trên toàn quốc.  Bạn có thể dễ dàng mua được các sản phẩm Dermatix Ultra có giá khoảng 300.000 350.000 VNĐ/tuýp 15g

Kem trị sẹo Hiruscar Silicone Pro

Đây là sản phẩm có công thức tối ưu từ Thụy Sỹ và có hiệu quả điều trị sẹo chỉ sau 4 tuần sử dụng đối với những vết sẹo hình thành sau lành vết thương khoảng 3 tháng theo nghiên cứu của viện Da liễu Asian Dermscan.

Thành phần: Clear silicone gel, Vitamin C, Vitamin E, MPS.

Công dụng:

  • Làm phẳng sẹo, giảm kích thước sẹo và mờ sẹo lồi.
  • Chống mất nước trên da và duy trì độ ẩm cho da
  • Giảm các triệu chứng đỏ da, đau, ngứa xuất hiện ở trên sẹo trong quá trình tạo sẹo
  • Điều tiết quá trình tăng sinh collagen để ngăn ngừa hình thành sẹo lồi.
  • Ngăn chặn hình thành các hắc tố trên da khiến da vùng sẹo đều màu.

Cách sử dụng:

  • Rửa sạch vùng da có vết sẹo lồi và lau khô nước đọng trên da.
  • Lấy một lượng kem vừa đủ bôi vào vết sẹo lồi, bôi một lớp mỏng, Massage khoảng 2 – 3 phút để thuốc ngấm đều.
  • Đối với sẹo mới (< 3 tháng) bôi 2 lần/ngày liên tục trong vòng 4 tuần để đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Đối với sẹo lâu năm (< 2 năm) bôi 2 lần/ngày liên tục trong vòng 2 năm để đạt hiệu quả tốt nhất.

Hiện nay, sản phẩm Hiruscar Silicone Pro bán ở các hiệu thuốc trên toàn quốc và trên web Hiruscar Việt Nam. Sản phẩm Hiruscar Silicone Pro có giá khoảng 200.000 – 250.000 VNĐ/1 tuýp 10g.

Trị sẹo lồi bằng kem trị sẹo
Trị sẹo lồi bằng kem trị sẹo

Kem trị sẹo Klirvin

Sản phẩm này được sản xuất tại Nga là sản phẩm bình dân phù hợp với tất cả mọi người và có hiệu quả cao khi sử dụng.

Thành phần: Microcomponents, nghệ, tankan bhasma, vaccha…

Công dụng:

  • Thúc đẩy quá trình liền sẹo và lành vết thương.
  • Ngăn ngừa hình thành các đốm hắc tố trên da
  • Làm mềm sẹo và mờ sẹo lồi
  • Bảo vệ da trước những tác nhân có hại từ môi trường như tia UV…

Cách sử dụng:

  • Rửa sạch vùng da có sẹo lồi và lau khô nước đọng trên da.
  • Lấy một lượng kem vừa đủ bôi vào vết sẹo. Massage khoảng 2  3 phút để thuốc ngấm đều. Ngày bôi 2 lần. Kiên trì sử dụng trong 4 – 6 tuần để đạt được hiệu quả mong muốn.

Hiện nay sản phẩm kem trị thâm Klirvin được bán phổ biến ở Việt Nam tại các nhà thuốc. Sản phẩm Klirvin có giá khoảng 60.000 – 100.000 VNĐ/1 tuýp 25g.

Gel trị sẹo Scarguard Repair Liquid

Gel Scarguard Repair Liquid được sản xuất bằng công nghệ kỹ thuật cao tại Mỹ. Và đây là sản phẩm trị sẹo hàng đầu được các chuyên gia trên thế giới khuyên dùng.

Thành phần: Silicone y tế 12, Hydrocortisone 0,5%, Vitamin E…

Công dụng:

  • Điều trị sẹo lồi, giúp sẹo giảm kích thước, làm phẳng và mờ sẹo
  • Làm mềm da, duy trì độ ẩm cho da
  • Tăng kích thích tổng hợp collagenase là chất thoái hóa collagen lắng đọng dư thừa hình thành nên sẹo lồi
  • Giảm các triệu chứng xuất hiện trên sẹo như sưng, ngứa, đỏ và đau.

Cách sử dụng:

  • Vệ sinh khu vực da có sẹo lồi bằng nước sạch, lau khô nước đọng trên da.
  • Lấy một lượng gel vừa đủ dùng, bôi một lớp mỏng lên sẹo lồi, massage nhẹ nhàng 3 4 phút để thuốc ngấm đều vào tổ chức
  • Ngày bôi 2 – 3 lần liên tục trong vòng 3 – 6 tháng để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Hiện nay, gel trị sẹo Scarguard Repair Liquid được bán rộng rãi tại hầu hết hệ thống các hiệu thuốc và nhà thuốc trên toàn quốc. Bạn có thể dễ dàng mua được các sản phẩm Scarguard Repair Liquid có giá khoảng 1.250.000 VNĐ/lọ 15ml.

Ngoài các phương pháp kể trên, bạn cũng có thể áp dụng một số mẹo trị sẹo lồi bằng các nguyên liệu dân gian như: rau má, nghệ, mật ong, hành tây,… Mỗi biện pháp đều có khá nhiều công thức khác nhau, bạn có thể lựa chọn tùy theo sở thích và điều kiện của mình. Tuy nhiên trị sẹo bằng phương pháp dân gian có nhược điểm là tốn nhiều thời gian, đôi khi không thấy rõ kết quả nên bạn có thể cân nhắc sử dụng nhé.

5, Một số lưu ý khi điều trị sẹo lồi tại nhà

Một số lưu ý khi điều trị sẹo lồi tại nhà 
Một số lưu ý khi điều trị sẹo lồi tại nhà

Một điều lưu ý đối với mọi người đó là chúng ta nên dự phòng tình trạng sẹo lồi ngay từ khi xuất hiện vết thương bằng cách kết hợp chế độ chăm sóc, làm sạch vết thương với chế độ dinh dưỡng. Theo các chuyên gia nghiên cứu, một số loại thực phẩm có tác dụng hình thành nên sẹo lồi trong quá trình lành vết thương như sau:

  • Rau muống: Kích thích quá trình tăng sinh collagen gây nên lắng đọng collagen quá mức, vượt quá nhu cầu của cơ thể đối với vị trí tổn thương trên da.
  • Đồ nếp: có nguy cơ tạo mủ tại vết thương
  • Thịt bò: Tốt cho những người thiếu máu nhưng lại làm tăng sinh các hắc tố tại vết thương do đó gây ra tình trạng không đều màu ra sau khi thành sẹo.
  • Hải sản: gây tăng triệu chứng ngứa tại vết sẹo.
  • Lòng trắng trứng: có tác dụng giống như rau muống đó là làm tăng sinh collagen khiến cho collagen lắng đọng dư thừa.
  • Thịt gà: Thực phẩm này nhiều đạm là yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương.

Trên đây chúng tôi đã cung cấp một số thông tin về sẹo lồi. Qua bài viết này hy vọng các bạn sẽ hiểu đúng và rõ hơn về sẹo lồi, từ đó có thể lựa chọn cách điều trị cũng như cách dự phòng hình thành sẹo lồi trên da.

Ngày viết:
Tôi là Dược sĩ Minh Hòa - Dược sĩ tư vấn các vấn đề trên da như mụn, sẹo, thâm sẹo Tôi là Dược sĩ khoá 67 - Đại học Dược Hà Nội chuyên ngành Công Nghiệp Dược

Danh sách nhà thuốc
bán sản phẩm toàn quốc

Bấm vào đây

Giao hàng tận nhà

Bấm vào đây

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn

    Hãy để lại số điện thoại của bạn, chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn cho bạn